Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

VÁN CỜ SINH TỬ


Có bao giờ chúng ta nghe từ miệng một vị thiền sư dạy Đạo cho môn sinh như thế này chưa:
Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm kiếm khách áo trắng, ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém. Hàng tục sĩ gọi ta là Kiếm vương.
Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm giang hồ kỳ thủ, ta ít khi chơi cờ. Khi đã chơi, một quân cờ đặt xuống – trọng lượng một quả núi – sẽ kết thành định mệnh. Định mệnh không lập lại hai lần. Dòng sông đã chảy, vậy thì những quân cờ kế tục đi đến chung quyết. Không do dự. Không ngập ngừng. Người đời gọi ta là Kỳ vương.
Này chư tử! Kiếm vương ta cũng bỏ. Kỳ thủ ta cũng lìa, khoác tay nải, dép cỏ, nón mê lang thang học Đạo. Ba mươi năm chí thú tinh cần mới thấy được cửa vào. Mười năm lên núi sâu thiền tu, tịch mặc. Sở chướng đã trừ. Mê lầm đã tuyệt. Núi cũng là núi. Sông cũng là sông thôi. Kiếm vương kia thành Kiếm đạo. Kỳ vương kia thành Kỳ đạo. Tại sao như thế?
Này chư tử! Nay ta có mấy lời tâm huyết, như dao chém đá, như kiếm xuyên mây. Hãy nghe mà lập tâm lập hạnh. Đốt cháy kiến hoặc, dội tắt nghi tình, vào chốn ngũ trần mà thong dong tự tại.
Hãy nghe đây! Phàm người tu Phật, một niệm phóng đi, tác thành nghiệp báo. Vậy hãy như tay Kiếm vương kia, chớ có khinh suất mà ra chiêu, đừng cho ý tưởng tự do khởi động. Khi ngưng tụ sinh lực. Lúc buông xả nghỉ ngơi. Hãy xuất niệm như xuất kiếm.. Đã xuất là phải đạt.
Này chư tử! Phàm người tu Phật, phải tinh luyện tư duy, khổ hạnh tư duy. Một tư duy đặt trên đối tượng. Một tư duy dẫn dắt hành động. Phải như tên Kỳ thủ kia, một quân cờ đặt xuống, trọng lượng một quả núi. Dòng sông không chảy hai lần. Đừng do dự. Đừng ngập ngừng. Quân cờ đặt xuống là tác thành định mệnh, tác thành nhân quả, nghiệp báo.
Này chư tử! Hãy xuất cờ! Hãy xuất niệm! Hãy xuất kiếm! Bước tới! Không ngoảnh đầu! Không có sinh tử giữa dòng chảy trôi liên lỉ! Không có sau trước giữa vòng tròn vô thỉ, vô chung!
Bài giảng kia đã từ một tu viện thâm u trên núi cao, đâm xuyên qua mấy đỉnh mây mù, băng tuyết, rơi xuống, cắm vào giữa lòng các đô thị. Người ta tỉnh giấc, bàng hoàng. Ngàn năm Phật giáo kinh điển, từ chương, thụ động, tiêu cực, đắm say bùa chú, hương khói vật vờ; chơût đứng dậy, vươn cao, nắm định mệnh mình bước đi như thớt voi lâm trận, hùng dũng ho to, cánh sát cánh, vai sát vai…; ánh lửa trí tuệ bùng lên, thổi sinh khí, đem cái đẹp, sức mạnh và tự do tối thượng cho con người.
Phật giáo từ thời Khâm Minh Thiên Hoàng, đến đây, hậu bán thế kỷ XV, sống lại, mang cơ thể mới, tinh thần mới, dẫn Nhật Bản đi vào thời đại phú cường. Công lao ấy có ai ngờ rằng, có sự đóng góp từ trí tuệ của một người: thiền sư Dai-so-kim! Ngài tịch năm 1491, nơi một am thất nhỏ ở Keti phía nam Tây hải đạo.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

VÀI NÉT VỀ BÀI THƠ CHIỀU XUÂN CỦA NỮ THI SỸ ANH THƠ



Nhắc đến nhà thơ Anh Thơ người độc giả lại nhớ về hình ảnh một nữ thi sĩ tiêu biểu của phong trào thơ Việt Nam hiện đại. Tuổi thơ êm đềm đã từng gắn liền với đồng ruộng cánh cò quê hương sớm chiều mưa hay nắng, chính điều này là nền tảng khơi nguồn cho dòng suối cảm xúc thơ trong bà với phong cách thơ bình dị mà sâu sắc qua từng câu chữ, qua bao hình ảnh của cảnh sắc nông thôn quê hương nhẹ nhàng được gợi tả một cách khéo léo.Càng ấn tượng hơn khi bà đến với thơ ca như con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng , buồn tẻ và tự khẳng định giá trị người phụ nữ trong xã hội đương thời.Tập thơ “bức tranh quê” đầu tiên ra đời chan chứa những gì mộc mạc và dung dị, đặc biệt qua bài thơ “chiều xuân”, một bức tranh về cảnh mây trời tắt nắng trong sắc xuân tươi đẹp.
Những cơn mưa xuân đặc trưng nơi miền Bắc là những cơn mưa bụi li ti rơi nhẹ tắm mát cho chồi non ngọn cỏ thêm xanh tươi, mưa xuất hiện trong dòng thơ đầu tiên rất đỗi lặng lẽ trên bến đò vắng, cảnh vật thoáng buồn và chút tĩnh lặng, se thêm cái lạnh của tâm hồn bằng sự trống trải:
“Mưa bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”
Từng giọt mưa mãi rơi hững hờ và “êm êm” trước mắt nhà thơ. Từ láy gợi tả hình ảnh những giọt mưa rơi nhẹ điểm xuyết cho khung cảnh, không ồn ào vồn vã hay nặng hạt mà có chút gì như chầm chậm theo từng khoảnh khắc thời gian.Bến sông thì thưa khách đi đò chiều, vắng mênh mông, không gian rộng hơn và sự trống trải lan tỏa vào tâm hồn.Con đò nhỏ sau một ngày làm việc chở khách ngược xuôi trên dòng sông quê hương bây giờ nằm đấy và lắng vào phút giây nghỉ ngơi, mạn đò lung lay theo sóng nhỏ, vô tình trôi bềnh bồng theo nước sông. Như thế đấy ta có cảm giác nhịp mưa rơi nhịp sóng vỗ nhẹ nhịp đò trôi hòa theo nhau tạo nên bức tranh giản dị nhưng sâu lắng bao cảm xúc. Ánh mắt nhà thơ chuyển hướng và cũng bắt gặp sự yên tĩnh đang bao trùm:
“Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
Quán tranh được nhà thơ nhân hóa qua động từ “đứng”. Không chỉ là “đứng” mà là “đứng im lìm” và “trong vắng lặng”, từ láy nối tiếp động từ như nhân thêm sự trống vắng không chỉ riêng bến sông gây hiệu ứng mạnh trong khổ thơ.Nơi quán tranh này là trung tâm của hoang vắng và xơ xác khi ngày sắp kết thúc. Hoa tím rụng “tơi bời” vào những phút cuối của ngày dài. Dường như không chỉ con người mệt mỏi mà vạn vật cũng rã rời, trút bỏ tàn dư cuối cùng.Thời gian thì cứ mỗi phút trôi qua mang theo sự rộn ràng hối hả của ban ngày và thay thế là chiếc áo khá buồn tẻ vì cô đơn và vắng lặng khắp nơi.Khổ thơ thứ hai hiện lên bằng những hình ảnh được thu gọn vào tầm mắt nhà thơ:
“Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ”
Đường đê rộng đôi bờ chạy dài và mơn mởn bao ngọn cỏ xanh tươi, màu sắc của câu thơ chính là màu “biếc” của cỏ. Ngòi bút nhà thơ tạo những nét chấm phá màu sắc khá đẹp, cảnh thoáng buồn của khổ một bây giờ như được dung hòa lại bằng chính màu sắc của sự sống dù chỉ là ngọn cỏ. Đến đây không gian bớt đi màu tàn phai nhường chỗ cho màu biếc rạng rỡ, cái tĩnh lặng cũng tan dần theo tiếng vỗ cánh của đàn chim sáo đen đang sà xuống.Chúng vô tư như những đứa trẻ nghịch trên đồng qua cách miêu tả tinh tế “mổ vu vơ”. Không phải “mổ vu vơ” mà thực ra chúng đang mổ những con mồi bé nhỏ nhưng trong mắt nhà thơ hình ảnh đó khá là dễ thương và mang cảm giác thanh bình hạnh phúc vì cuộc sống tự do và khoáng đạt. Không dừng lại bấy nhiêu đó, hình ảnh tiếp theo mang lại cho độc giả cái nhìn hơi ngỡ ngàng vì những điều bình dị mà không bao nhiêu người cảm nhận được:
“Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”
Gió lướt qua thổi mát khung cảnh và không ít lần làm nghiêng nghiêng cánh bướm, khả năng dùng từ láy khá là phong phú “rập rờn”,nhà thơ miêu tả cái cách chú bướm nhỏ muốn bay nhưng không sao vựơt qua sức ép của cơn gió nên đôi cánh kia cứ mãi chao đi chao lại theo làn gió thổi. Động từ “trôi” càng tô đậm thêm hình ảnh cánh bướm nhỏ bị cơn gió kia hững hờ mang đi. Từng đợt gió đến rồi đi và tiếp tục thổi cho cánh bướm mãi “rập rờn” chao nghiêng.Thấp hơn cánh bướm là những chú trâu bò đang từ tốn nhai cỏ non một cách “thong thả” , chậm rãi như tận hưởng hạnh phúc.Mưa vẫn còn rơi và vương hạt mưa lên ngọn cỏ cho ta cảm giác trâu bò đang thưởng thức chính “mưa”. Nhịp thơ không nhanh mà theo nhịp hoạt động của muôn vật. Đây là khoảng thời gian mọi thứ trở nên lắng đọng và chầm chậm trôi xua đi mỏi mệt dần tan biến.Đến khổ thơ cuối cùng của bài thơ, không gian mở rộng khắp phía và làm hoàn chỉnh bức tranh “chiều xuân” thơ mộng của thi sĩ Anh thơ:
“Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.”
Quê hương tươi đẹp bởi những cánh đồng xanh rì ngọn lúa rung rinh xào xạc theo đợt gió thổi về, còn thấm đẫm những giọt mưa bụi lất phất. Lũ cò con lông trắng là hình ảnh gắn liền với ruộng đồng, với bầu trời thôn quê, với cơn gió mát chiều về, nghịch ngợm bay ra vội vàng hối hả làm xao động cả góc trời, chúng tung cánh tự do phiêu lãng và vô tình làm giật mình một cô gái nông thôn đang cần mẫn làm việc bởi âm thanh bay lên của những đôi cánh. Cô gái trong câu thơ vẫn chăm chỉ làm nốt những công việc cuối cùng của ngày sắp tàn và cũng là những gì hiện lên trước mắt nhà thơ sau chót. Khung cảnh thanh bình tràn đầy sức sống, hoạt động của muôn vật đã xây dựng nên nhịp sống vui tươi nơi đây dù thời gian trôi gần hết ngày.
Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, khéo léo dùng ngòi bút của mình vẽ nên những hình ảnh bình dị nhưng thật ấm áp và chan chứa vẻ đẹp cuộc sống, bên cạnh đó theo dòng thơ mạch cảm xúc của người đọc được dâng lên và nhờ đó ta cảm nhận sâu nhất tình cảm cảm xúc của nhà thơ, đây chính là thành công khẳng định giá trị của bài thơ .
Đôi lúc nhịp thơ chầm chậm nhẹ nhàng sâu lắng đôi lúc lại mang đến cảm giác rộn ràng và vui vẻ, cả bài thơ như bài nhạc muôn giai điệu phong phú làm rung động trái tim suy nghĩ của người đọc bài thơ. Tấm lòng yêu thơ ca và yêu những gì thân thuộc giản dị của quê hương cùng tài năng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của bài thơ “Chiều xuân”.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

LÀM QUAN KHÓ LẮM


Làm quan khó lắm
Phải đâu chuyện đùa
Đối với dân chúng
Phải người lớn cơ
Khi dân chúng khóc
Quan phải dỗ dành
Khi dân chúng ngã
Quan nâng dịu dàng
Trời cho bổng lộc
Chia dân phần hơn
Có gì hay đẹp
Cũng nhường dân luôn
Làm quan thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai thương dân chúng
Thì làm được thôi.
“Sinh ra vốn dĩ là dân
Phấn đấu dần dần cũng được thành quan
Hết quan rồi lại hoàn dân
Hoàn dân rồi lại dần dần vào quan.”

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

NGƯỜI THÔNG MINH NÊN CHỌN CÁCH ỨNG XỬ THÔNG MINH


Người thông minh không chỉ trích người ngu dốt.

Cuộc sống vốn dĩ rất khó khăn - càng khó khăn hơn khi bạn ngu dốt (John Wayne).
Bạn đang thảo luận một vấn đề khá hăng say cho đến khi... "Ối giời ơi! Tụi nó (những người bạn không đồng ý) ngu không chịu nổi!".

Họ có thể là người miền Nam, miền Trung, miền Bắc, da trắng, da đen, da xanh, da xám không quan trọng. Bạn vừa chứng minh bạn không thông minh. Không rõ ràng người thông minh hay người ngu dốt, chỉ có người đang ở trạng thái thông minh hay ngu dốt. Cái biểu hiện không phải cái bản chất. Mọi việc thường không đơn giản như bạn nghĩ, cái bạn xem là thông minh hay ngu dốt có thể không phải như vậy. Một câu chuyện luôn có nhiều chiều.

Một người hy sinh hạnh phúc cá nhân cho cuộc cách mạng giáo dục có thể bị bạn bè cho là gàn dở, một cô gái buôn bán da thịt với đại gia bị xem là đĩ.

Thông Minh nghĩa là nghĩ sâu sắc vấn đề – nỗ lực tìm ra câu trả lời thực sự, không phải câu trả lời đầu tiên. Câu trả lời đầu tiên là câu trả lời dễ dàng, nhưng chưa chắc là câu trả lời đúng.

Ngu Dốt nghĩa là tránh phải suy nghĩ bằng cách nhảy đến kết luận. Nhảy đến kết luận giống như bỏ cuộc không thi đấu: bạn thua theo luật.

Vì vậy những người nói “Tôi không biết” thường thông minh. Đó là sự từ chối nhảy đến kết luận.

Khi bạn nói “Tụi nó ngu quá!” nghĩa là bạn đã dừng suy nghĩ. Bạn nói để được nếm cảm giác xong việc với chủ đề đang tranh luận, bởi vì bạn không còn làm được gì với việc này nữa. Bạn bó tay, bó chân, bó miệng, bó não.

Nếu bạn chỉ trích suôn ai đó ngu dốt, có nghĩa là bạn đang không suy nghĩ, có nghĩa là bạn đang không thông minh. Cho nên: Người thông minh không chỉ trích người khác ngu dốt.

Cách hành xử phù hợp

Vậy đâu là cách hành xử phù hợp giữa người thông minh và người ngu dốt? Bạn có thể nói: “Nhưng mà thấy người ngu như vậy thì không chịu được”. Và bạn lựa chọn chỉ trích, khinh thường, dè bỉu.

Có một lựa chọn khác: giúp đỡ, tuyên truyền kiến thức, chỉ cho sách hay để đọc, việc hay để làm, chủ đề hay để thảo luận, lời hay để nói. Nếu mặc kệ và thờ ơ với những người bạn cho là ngu dốt, thì bạn sẽ phải chịu cảnh đóa sen trong vũng bùn văn hóa. Tỏa hương sắc trong bãi rác là điều khó chịu và cô đơn. Những người bạn đã chỉ trích và mặc kệ lớn lên sẽ nuôi dạy con cái giống như họ, và con bạn tiếp tục gánh chịu nỗi đau phải sống chung với những người ngu dốt. Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình.

Người thông minh hiểu rằng mỗi người đều có những nguồn lực riêng. Một số tiền, một số mối quan hệ, một số công việc chỉ có họ mới có thể thể làm. Họ có giá trị của họ. Và người thông minh giúp người khác phát huy đúng ưu điểm thay vì chỉ trích khuyết điểm.

Đối với người được giúp đỡ, điều tồi nhất bạn có thể làm là không làm gì cả.Người khác có thể cho bạn rất nhiều lời khuyên hữu ích. Bạn có thể nghe, có thể chất vấn, có thể phản biện, nhưng cuối cùng bạn không làm gì cả. Tại sao phải làm thế? Làm thế được lợi gì? Phương châm ba không: Không tin - Không hiểu-Không làm.

Nếu luôn đòi người khác phải giải thích cho đến khi bạn hiểu thì lúc đó đã quá muộn để hành động. Cuộc sống có nhiều tầng lớp phong phú mà bạn phải thừa nhận sự kém hiểu biết của mình. Cha mẹ chỉ bạn cách giao tiếp lễ phép, thầy cô định hướng sự nghiệp, bác sĩ dặn dò bạn uống thuốc, bạn bè nhắc nhở bạn ăn mặc đẹp hơn. Liệu bạn có đủ nhận thức để hiểu hết điều đó? Có thể bạn không hiểu, nhưng nếu điều đó tốt cho bạn, bạn có làm không?

Khi bạn không biết về một lĩnh vực và nhận được lời khuyên quý giá từ một người có chuyên môn – hãy nghe lời Nike: “Just do it”.

Người Việt Nam thông minh?

Chỉ trích không đóng góp là ngạo mạn, nghe không làm là ngạo mạn, ngạo mạn là không thông minh, ý thức về giá trị tự thân là thông minh.

Đã dành được độc lập hơn 37 năm, nhưng chúng ta vẫn phải chiến đấu với giặc dốt. Dốt là kém tin học và kém tiếng Anh, đó là mù chữ trong tiêu chuẩn xã hội hiện đại. Dốt trong cách ứng xử hời hợt, vô tâm, tục tằn. Dốt là học mà không hành, là hành mà không học, đó là sự khinh thường tri thức.

Theo nhiều tài liệu về ưu khuyết điểm của người Việt Nam, đều có nhận định chung rằng người Việt Nam nổi bật nhất ở sự thông minh và sáng dạ. Trường khó nào trên thế giới ta cũng thi vào được. Đất nước nào cũng có người Việt Nam thành công. Tuy nhiên, nhận định khác là xã hội chúng ta sống chưa thông minh, cái vô thức tập thể còn kém văn hóa. Phần cứng (thể chất và bộ óc) của người Việt nam tốt, còn cái phần mềm (tâm lý và văn hóa) thì dở. Phần cứng xịn, phần mềm dở, tiềm năng của bạn trẻ Việt Nam vẫn chưa được phát huy đúng mức.

Chúng ta cần phải học rất nhiều để giúp đỡ chính mình và người khác bớt ngu! 

7 Nguyên Lý Phát Triển Cá Nhân


7 Nguyên Lý Phát Triển Cá Nhân - Phát Triển Cá Nhân VN
Sự Thật: Chấp nhận thực tế và giải thoát đời bạn khỏi dối trá và phủ nhận
Tình Yêu: Tăng khả năng kết nối với bản thân và người khác
Sức Mạnh: Xây dựng động lực và kỷ luật để tạo ra cuộc sống bạn hằng mong muốn
Hợp Nhất: Ngừng chống đối cuộc đời và biến thế giới thành đồng minh của bạn
Quyền Lực: Làm chủ đời bạn và học cách đưa ra quyết định sáng suốt
Dũng Cảm: Triệu hồi sức mạnh bên trong để hành động bất chấp nỗi sợ hãi
Thông Minh: Sống chân thực và thể hiện sự sáng tạo độc đáo của bạn
Đây là 7 nguyên lý phát triển cá nhân bất tử và thống nhất giúp bạn đạt xây dựng một hệ giá trị chắc chắn và bền vững. Cho dù bạn là ai, bao nhiêu tuổi, đến từ đâu, làm gì, đã học khóa học phát triển bản thân gì thì vẫn có thể ứng dụng 7 giá trị bất tử của con người để hoàn thiện bản thân một cách thông minh. Cuối cùng thì bạn cũng không bị loạn não bởi nhiều cuốn sách “súp gà” khác nữa!

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

BỐN QUY TẮC TÂM LINH CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ


4 Quy tắc tâm linh của người Ấn Độ.
Quy tắc 1: Bất cứ người nào mà bạn gặp cũng đúng là người bạn cần gặp cả.
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ cả, mỗi người xung quang chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại.
Quy tắc 2: Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra.
Không có điều gì là tuyệt đối, không có điều gì chúng ta phải trải nghiệm lại khác đi cả, thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trong nhất. Sẽ không có "nếu như tôi làm điều đó khác đi... thì nó hẳn đã khác đi".
Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta học ra bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
Quy tắc 3: Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm.
Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn. Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.
Quy tắc 4: Những gì đã qua, cho qua.
Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình. Tôi nghĩ là không phải là tình cờ mà bạn đang đọc những dòng này.

8 QUY LUẬT CỦA TRÍ NHỚ


1.  Quy luật nhận biết:
Một quy luật tưởng chừng như đơn giản nhất nhưng lại rất quan trọng. Trí nhớ càng sâu sắc khi con người nắm chắc những gì đã biệt, dễ dàng nhớ đến mức chi tiết về những điều còn đọng lại trong đầu.
2.  Quy luật hứng thú:
Sự hứng thú về khẩu vị giúp trí thức bột phát tái hiện trên màn ảnh trí tuệ như thể các nhân vật kịch xuất hiện trên sân khấu mà không cần đền một nỗ lực đặc biệt nào. 
3.  Quy luật tích luỹ:
Càng hiểu biết uề một vấn đề cụ thể thì con người càng dễ dàng nhớ lại tất cả những thông tin mới phù hợp với vấn đề ấy. Cần lưu ý là: khi mở một quyển sách ra để đọc phải coi như mới đọc lần đầu. Bởi lẽ khi ta đọc lần đầu, ta chưa có được những thông tin, những kiến thức cần thiết cho nhu cầu tìm hiểu. Đọc lần đầu là công việc tích luỹ. Đọc lần sau là mới có sự điều chỉnh mới. Đây là mối quan hệ giữa vốn cũ với hiểu biết mới là công việc để trí nhớ hoá kiến thức. 
4.  Quy luật nhớ có ý thức:
Việc chuẩn bị để trì nhớ hoá là quan trọng. Người đọc hệ thống hoá thông tin từ các sách vở các tài liệu. Xuất phát từ sách vở để khai thác thông tin. Thông tin là con đẻ của sách vở. Đây là cách làm cho bộ nhớ vững bền. Thông thường khi ta muốn nhớ lại điều gì đã xa xưa thì những chi tiết cụ thể dễ nhớ hơn là những điều tóm tắt. 
5.  Quy luật liên kết:
Quy luật này được Aristot phát hiện từ thê kỷ thứ 4 trước công nguyên. Những khái niệm khoa hạc thường phát sinh do sự mời chào lẫn nhau giá cái nọ với cái kia trong kho tri thức của bộ óc và chúng liên kết với nhau để phát kiến ra những khái niệm. Chẳng hạn, cảnh quan của một cǎn phòng gợi nhớ các sự kiện đã xảy ra trong đó (hoặc nhớ lại những điều gì anh đã đọc ở đó và cái ấy lại tái hiện đúng hẹn theo nhu cầu ta cần nó). 
6.  Quy luật nối tiếp liên tục:
Ta có thể đọc dễ dàng hệ thống chữ cái khi đọc xuôi nhưng thật khó khǎn khi đọc ngược. Những tri thức khoa học, những khái niệm có được là do từng sự nối tiếp cụ thể. Do vậy khi muốn nhớ lại phải đặt chúng trong từng hoàn cảnh nối tiếp cụ thể mà ta đã tích luỹ được. 
7.  Quy luật ấn tượng mạnh mẽ.
Thông thường sức mạnh của ấn tượng đầu tiên về một cái gì đều tồn tại ở trong trí nhớ. Â'n tượng càng mạnh thì hình ảnh càng sáng. Càng có nhiều kênh thông tin thì càng tạo ra sức mạnh duy trì những thông tin ấy. Vì thế cần lưu giữ tất cả những ấn tượng ban đầu mà mạnh nhất có quan hệ đến vấn đề ta có nhu cầu nghiên cứu. 
8.  Quy luật kiểm tra:
Hệ quả của trí nhớ hoá là công việc kiểm tra sự hiểu biết trước đây khi tìm hiểu các thông tin mới. Tỷ trọng khối lượng của các thông tin cũ phải được xử lý ổn định trước khi tiếp nhận các thông tin mới. Cách tốt nhất để "Vật chất hoá" các tri thức trong bộ nhớ là ghi nhớ có hệ thống những hiện tượng, sự kiện của cái cũ đang ở thế phát triển.




TRIẾT LÝ CÀ PHÊ


Có một số nguyên tắc cơ bản về việc uống cà phê. Thứ nhất, đó là: Đừng nên hâm nóng lại cà phê. Bởi nếu hâm lại, cà phê sẽ mất hết mùi vị và đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.
Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại cà phê cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luôn trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng - những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán, khó chịu thậm chí gây ra sự đớn đau cho chính họ. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn...
Hãy bảo đảm cà phê bạn uống luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi cà phê chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm cà phê đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời...
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết hãy sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn. Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly cà phê và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ - đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi.
Hãy rang cà phê đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn cà phê sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô cà phê sẽ chỉ là nước loãng...
Nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc ta biết cân nhắc và trân trọng với những gì đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt, tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.
Đừng cố sử dụng lại bã cà phê, vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha.
Nên dứt khoát trong tình cảm. Đừng cố gắng vớt vát những thứ không còn thuộc về mình. Việc không sử dụng lại bã cà phê cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến điều gì khi mà ta đứng này, trông núi nọ. Tập trung và trân trọng những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị cà phê thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng hạnh phúc cho bản thân.
Để có được một ly cà phê ngon - người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể thiếu sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly cà phê cuộc sống đã nói lên rất nhiều. Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly cà phê thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt...
Từ từ uống, từ từ tìm thưởng thức và từ từ tìm hiểu một triết lý cà phê.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

MỘT GÓC NHÌN VỀ CÂU NÓI CỦA LEEIACOCCA - CEO - TẬP ĐOÀN CHRYSLER

"Chúng ta liên tục đối mặt với những cơ hội lớn được ngụy trang một cách khéo léo trong lớp vỏ những vấn đề không thể giải quyết được"
Lee Iacocca
Có vẻ như chúng ta quá thờ ơ với những cơ hội lớn đến với mình, những thử thách được ngụy trang bởi một 
lớp vỏ của những khó khăn tàn khốc và tưởng chừng sẽ chẳng có tài năng và ý chí nào có thể đập tan lớp vỏ bao bọc đó. Nhưng đó không phải là ý nghĩa cốt lõi mà LEEIACOCCA muốn mọi người hướng đến, thứ mà ông tâm đắc đó là "giải pháp", khi bạn đối mặt với những khó khăn thì điều đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? tôi cá rằng sẽ có nhiều suy nghĩ khác biệt trong hoàn cảnh này, có người lản tránh, có người dừng lại chỉ để quan sát, nhưng cũng có người đương đầu và sẵn sàng đưa ra những giải pháp để cố gắng vượt qua khó khăn. Luôn luôn có giải pháp với mọi vấn đề và những kết quả cuối cùng có thể còn vượt xa sự mong đợi cao nhất của bạn - đó là điều bạn nên làm thay vì bạn dừng lại và cố tìm một con đường khác thay thế.









Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

SỐNG VỚI QUÁ KHỨ!

SỐNG VỚI QUÁ KHỨ!

Ai cũng có một cuộc đời, một số phận và một "quá khứ", cho dù quá khứ của bạn vẻ vang hay buồn chán, trầm lặng hay xô bồ...
"Tôi không sống với quá khứ!". Đúng! quá khứ đã xa và đối với tôi nó sẽ không bao giờ trở lại thì làm sao tôi sống với nó được! Tôi chỉ có thể hồi tưởng lại nó, nghiên cứu, suy ngẫm và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân mình, để biết rằng những giá trị đó đúng hay sai và để sáng tạo một đường hướng mới tiến bộ hơn.

Có nhiều người đến với tôi, họ nói cho tôi vài suy lý - không sống với quá khứ thì sống với cái gì ? Xin thưa! ngày hôm nay chính là ngày đẹp nhất đối với bạn, bởi vì đó là ngày ta đang sống, đang hưởng thụ cuộc sống, còn thở, còn ăn, còn suy ngẫm, còn nói, còn cười, còn làm việc và còn...... yêu!

Ngày hôm qua cho dù đối với mỗi chúng ta nó đẹp đến chứng nào thì nó cũng qua rồi và nó chẳng bao giờ quay trở lại được nữa...

Còn ngày mai ? có 3 khả năng:
- Ngày mai có thể đẹp hơn ngày hôm nay nhưng chưa tới.
- Nó có thể xấu hơn ngày hôm nay nhưng cũng chưa tới.
- Và nó có thể không đến với ta, nếu ngay trong đêm nay một tai nạn hay một cơn bạo bệnh ngặt nghèo không may sảy ra.

cho nên ngày hôm nay là ngày đẹp nhất, ta nên biết quý trọng nó, sống trọn vẹn cho nó, sống đẹp với nó, sống bao dung với nó và mở rộng lòng minh đón nhận nó. Hài lòng với những gì mình đang có, không quá viễn mơ những gì mình chưa có hay những gì mà ngườ khác đang có, sống tích cức với hiện tại và chuẩn bị vừa phải cho ngày mai. Theo tôi nghĩ đó là thái độ thực tế của những người hay những ước muốn tìm đến hạnh phúc - cái quý giá nhất trên đời.
Ngày hôn nay đã xa rồi, ngày mai thì chưa tới vì vậy hãy sống cho trọn vẹn một ngày!


Tin tưởng…


Tin tưởng…

Tin tưởng là biết rằng mỗi ngày là một sự khởi đầu mới.
Là tin rằng điều kỳ diệu sẽ xảy ra và giấc mơ có thể thành hiện thực.
Tin tưởng là nhìn thấy các thiên thần nhảy múa giữa những đám mây.
Là biết đến sự tuyệt vời của bầu trời xa mờ và sự thông thái của con người trên mặt trăng.


Tin tưởng là hiểu được giá trị của việc nuôi dưỡng tâm hồn,
Sự thơ ngây trong mắt trẻ thơ và vẻ đẹp của bàn tay già nua,
Tất cả dạy cho chúng ta biết thế nào là yêu thương…

Tin tưởng là tin rằng chúng ta không bao giờ cô đơn,
Cuộc sống là một món quà và chúng ta phải yêu mến nó.
Tin tưởng là tìm lại sức mạnh và lòng dũng cảm trong những lời dối trá,
Và đó cũng là lúc phải nhặt nhạnh những mảnh vỡ và bắt đầu lại. 
Tin tưởng là biết rằng những điều kỳ diệu đang chờ đợi xảy đến,
Và mọi hy vọng, ước mơ của tất cả chúng ta đang đến gần. 

... nếu chúng ta tin tưởng.